Máy phát điện-Cách xử lý sự cố quá tải

Khả năng quá tải máy phát điện(MPĐ) (dòng điện stator và thời gian cho phép) theo quy trình vận hành máy phát điện máy biến áp, soạn thảo trên cơ sở quy định của nhà chế tạo. Khi máy phát điện có cảnh báo quá tải, nhân viên vận hành xử lý như sau:

  1. Trưởng ca nhà máy điện:

    1. Xử lý quá tải đối với máy biến áp theo quy trình vận hành MPĐ do nhà máy ban hành

    2. Báo cáo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển, đề xuất các yêu cầu xử lý quá tải.

  2. Điều độ viên:

  3. Cho phép Trưởng ca nhà máy điện giảm công suất P (MW) hoặc giảm công suất Q (MVar), trong trường hợp khẩn cấp đe dọa ngừng sự cố máy biến áp và máy PĐ.

  4. Thực hiện ngay các biện pháp điều khiển tần số hoặc điện áp khi giảm công suất P hoặc Q của máy phát điện tùy thuộc vào tần số và điện áp của hệ thống điện.

  5. Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ khẩn cấp nếu tần số hoặc điện áp thấp dưới giới hạn cho phép.

  • Xử lý quá kích thích máy phát điện

Khả năng quá kích thích MPĐ (dòng điện rotor và thời gian cho phép) theo quy trình vận hành máy phát điện soạn thảo trên cơ sở quy định của nhà chế tạo. Khi máy phát điện có cảnh báo quá kích thích, nhân viên vận hành xử lý như sau:

  1. Trưởng ca nhà máy điện:

    1. Xử lý quá kích thích MPĐ theo quy trình vận hành do nhà máy ban hành

    2. Báo cáo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển, đề xuất các yêu cầu xử lý quá kích thích.

  2. Điều độ viên:

  3. Thực hiện ngay các biện pháp điều khiển điện áp để tăng điện áp khu vực gần nhà máy điện.

  4. Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ khẩn cấp nếu điện áp thấp dưới giới hạn cho phép.

  • Xử lý của Trưởng ca khi máy phát điện bị nhảy sự cố

  1. Xử lý sự cố  đối với máy biến áp và MPĐ theo quy trình vận hành máy phát điện do nhà máy ban hành.

  2. Báo cáo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển:

  3. Tên tổ máy phát điện bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;

  4. Ảnh hưởng của sự cố máy biến áp tại nhà máy điện (quá tải đường dây, dao động điện áp…).

  5. Gửi báo cáo nhanh về cấp điều độ có quyền điều khiển sau khi xử lý sự cố xong:

  6. Chi tiết về rơ le bảo vệ theo chức năng và phân tích sơ bộ nguyên nhân, đánh giá sự cố và dự kiến thời gian đưa trở lại vận hành;

  7. Các hiện tượng bất thường xảy ra tại nhà máy điện nếu xuất hiện do sự cố;

  8. Các bản ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác (gửi kèm theo báo cáo nhanh).

  • Xử lý của Điều độ viên khi máy phát điện sảy sự cố

  1. Xử lý sự cố hệ thống điện và máy biến áp ở chế độ cảnh báo hoặc khẩn cấp hoặc cực kỳ khẩn cấp do sự cố MPĐ.

  2. Đưa máy phát điện trở lại vận hành căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Quy trình này.

  3. Hoàn thành báo cáo sự cố theo quy định.

  • Khôi phục máy phát điện sau sự cố

  1. Nếu bảo vệ tác động do sự cố bên ngoài máy biến áp và MPĐ thì sau khi Trưởng ca nhà máy điện kiểm tra sơ bộ máy phát điện không có hiện tượng gì bất thường, cho phép đưa máy phát điện vào vận hành.

  2. Nếu bảo vệ tác động do sự cố nội bộ trong máy biến áp và MPĐ (bảo vệ so lệch, chạm đất stator hoặc rotor…) hoặc sự cố thiết bị liên quan đến máy phát điện (tuabin, lò hơi…), thao tác cô lập máy phát điện và bàn giao máy phát điện bị sự cố cho Đơn vị quản lý vận hành sửa chữa. Trước khi đưa máy biến áp và MPĐ vào vận hành phải có ý kiến đảm bảo máy biến áp và MPĐ đủ tiêu chuẩn vận hành của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Đơn vị quản lý vận hành (hoặc người được Giám đốc ủy quyền).

Tags: , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,