Xử lý sự cố máy biến áp
-
Xử lý quá tải máy biến áp
-
Nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, máy biến áp với mọi dạng làm mát, không phụ thuộc thời gian và trị số của dòng điện trước khi sự cố, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường làm mát, khi sự cố đều được phép quá tải ngắn hạn cao hơn dòng điện định mức theo các giới hạn sau đây:
Đối với các máy biến áp dầu:
Quá tải theo dòng điện (%) |
30 |
45 |
60 |
75 |
100 |
Thời gian quá tải (phút) |
120 |
80 |
45 |
20 |
10 |
Đối với các máy biến áp khô:
Quá tải theo dòng điện (%) |
20 |
30 |
40 |
50 |
60 |
Thời gian quá tải (phút) |
60 |
45 |
32 |
18 |
5 |
Các máy biến áp đều được phép quá tải đến 40% so với dòng điện định mức nhiều lần nếu tổng số thời gian quá tải ở mức trên không quá 6 giờ một ngày đêm trong 5 ngày liên tiếp với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93. Khi đó phải tận dụng hết khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp.
-
Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý quá tải máy biến áp:
-
Báo cáo cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
-
Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%, 100%, 110% giá trị định mức;
-
Nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp (theo dõi liên tục, báo cáo ngay khi có sự thay đổi);
-
Thời gian cho phép quá tải.
-
Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống làm mát máy biến áp và xử lý nếu có hư hỏng.
-
Điều độ viên xử lý quá tải máy biến áp thuộc quyền điều khiển ở các chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp theo quy định tại Chương V Quy trình này.
-
Xử lý sự cố máy biến áp, quá áp
-
Nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, máy biến áp được phép quá áp như sau:
-
Trong điều kiện vận hành bình thường:
– Cho phép máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp 5% với điều kiện máy biến áp không bị quá tải và 10% với điều kiện tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy biến áp.
– Cho phép máy biến áp được vận hành với điện áp cao hơn điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp ngắn hạn 10% (dưới 6 giờ trong một ngày đêm) với điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
-
Xử lý sự cố máy biến áp trong điều kiện sự cố:
– Các máy biến áp tăng áp và hạ áp, máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu phân áp hoặc không nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn điện áp định mức 10% với điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
– Đối với máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính có đầu phân áp hoặc nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp, mức tăng điện áp cho phép được xác định theo số liệu của nhà chế tạo.
-
Không cho phép điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng, nhân viên vận hành phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏi vận hành để tránh hư hỏng.
-
Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý quá áp máy biến áp:
-
Trường hợp máy biến áp có điều áp dưới tải: Tự chuyển nấc phân áp để máy biến áp không bị quá áp, sau đó báo cáo cấp điều độ có quyền điều khiển.
-
Trường hợp máy biến áp có nấc phân áp cố định: Báo cáo ngay cấp điều độ có quyền điều khiển nếu máy biến áp bị quá áp quá giới hạn cho phép.
-
Điều độ viên điều khiển điện áp theo quy định tại Quy trình điều độ để máy biến áp thuộc quyền điều khiển không bị quá điện áp cho phép.
-
Xử lý sự cố máy biến áp có những hiện tượng khác thường
-
Nếu máy biến áp có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu dầu, bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ điều áp dưới tải hoạt động không bình thường…, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải tìm mọi biện pháp để giải quyết, đồng thời báo cáo với cấp điều độ có quyền điều khiển, lãnh đạo trực tiếp và ghi vào sổ nhật ký vận hành.
-
Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu phải tiến hành xem xét bên ngoài máy biến áp, lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích và kiểm tra tính chất cháy của khí:
-
Nếu khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân hủy chất cách điện phải nhanh chóng tách máy biến áp.
-
Trường hợp chất khí không mầu, không mùi, không đốt cháy được thì vẫn có thể để máy biến áp tiếp tục vận hành và phải tăng cường kiểm tra giám sát tình trạng máy biến áp.
-
-
Các trường hợp xử lý sự cố máy biến áp, phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành
-
Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện trong máy biến áp;
-
Sự phát nóng của máy biến áp tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình thường và không bị quá tải;
-
Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an toàn;
-
Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp;
-
Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột;
-
Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm trong quy định của nhà chế tạo, đầu cốt bị nóng đỏ;
-
Kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn, hoặc độ chớp cháy giảm quá 5oC so với lần thí nghiệm trước, hoặc kết quả phân tích khí cháy tăng nhanh so với lần thí nghiệm trước.
-
Xử lý sự cố máy biến áp của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển khi máy biến áp nhảy sự cố
-
Xử lý sự cố máy biến áp theo quy trình vận hành máy biến áp do Đơn vị quản lý vận hành ban hành. Chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ nguồn dự phòng khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố máy biến áp.
-
Báo cáo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển:
-
Tên máy biến áp bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;
-
Ảnh hưởng của sự cố máy biến áp (quá tải máy biến áp còn lại, mất điện tự dùng…).
-
Gửi báo cáo nhanh về cấp điều độ có quyền điều khiển sau khi xử lý sự cố xong:
-
Chi tiết về rơ le bảo vệ theo chức năng và phân tích sơ bộ nguyên nhân sự cố (do ngắn mạch ngoài, do sự cố nội bộ máy biến áp…);
-
Các hiện tượng bất thường xảy ra tại đơn vị nếu xuất hiện do sự cố;
-
Các bản ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác (gửi kèm theo báo cáo nhanh).
-
Xử lý sự cố máy biến áp đối với nhân viên điều độ
-
Xử lý sự cố máy biến áp trong hệ thống điện ở chế độ cảnh báo hoặc khẩn cấp hoặc cực kỳ khẩn cấp do sự cố máy biến áp.
-
Đưa máy biến áp trở lại vận hành căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Quy trình này.
-
Hoàn thành báo cáo sự cố theo quy định.
-
Khôi phục xử lý sự cố máy biến áp sau
-
Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu có thể đóng máy biến áp trở lại làm việc sau khi kiểm tra sơ bộ tình trạng bên ngoài không phát hiện có dấu hiệu bất thường.
-
Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do tác động của hai bảo vệ nội bộ máy biến áp là so lệch và hơi (hoặc dòng dầu, áp lực dầu): Giao máy biến áp cho Đơn vị quản lý vận hành tiến hành các thí nghiệm cần thiết, chỉ cho phép đưa máy biến áp vào làm việc trở lại sau khi đã thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu và khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện. Máy biến áp chỉ được đưa trở lại vào vận hành khi có văn bản đảm bảo máy biến áp đủ điều kiện vận hành của Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) của Đơn vị quản lý vận hành.
-
Trường hợp chỉ có một trong các bảo vệ nội bộ tác động: Giao máy biến áp cho đơn vị quản lý tiến hành thí nghiệm kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ máy biến áp. Nếu qua kiểm tra phát hiện bảo vệ nội bộ của máy biến áp tác động là do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục, cho phép đưa máy biến áp vào vận hành. Nếu kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ không phát hiện hư hỏng, đơn vị quản lý phải tiến hành các thí nghiệm cần thiết quy định tại khoản 2 của Điều này. Máy biến áp chỉ được đưa trở lại vào vận hành khi có văn bản đảm bảo máy biến áp đủ điều kiện vận hành của Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) của Đơn vị quản lý vận hành.
-
Trường hợp đặc biệt, nếu việc ngừng vận hành máy biến áp dẫn đến việc ngừng cấp điện một khu vực lớn và máy biến áp đó chỉ bị cắt bởi một trong các bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy biến áp hư hỏng, được sự đồng ý của Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) của Đơn vị quản lý vận hành, cho phép dùng máy cắt đóng lại máy biến áp một lần.