Trạm biến áp 110kv-ưu thế vượt trội :
Hướng tới trạm biến áp 110kv, 220kv và 500kv không có người trực đầu tiên của Việt Nam : Khó, nhưng không nản. Việc xây dựng các trạm biến áp 110kv, 220kv, 500kv) không người trực là yêu cầu cần thiết trong quá trình hiện đại hóa, tăng cường khả năng truyền tải và độ an toàn, tin cậy cho hệ thống điện Quốc gia. Do vậy, từ năm 2008, Ban Kỹ thuật – Sản xuất (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) và một số đơn vị thành viên như Công ty CP Điện lực Khánh Hòa (KHPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tập đoàn về dự án trạm biến áp không người trực (KNT) hay còn gọi là trạm biến áp tích hợp.
Ưu thế vượt trội :
Các máy biến áp 110kv, 220kv, 500kv truyền tải các cấp điện áp trên lưới điện ở nước ta hiện nay được trang bị hệ thống tự động hóa ở các mức độ khác nhau, được phân thành hai cấp độ hệ thống giám sát, điều khiển kiểu truyền thống và bằng máy tính.
Đối với các trạm biến áp vận hành từ năm 1998 trở về trước, chức năng điều khiển từ xa, từ phòng điều khiển trung tâm đặt trong trạm, thường chỉ giới hạn ở khả năng thao tác đóng cắt máy cắt, còn lại các thao tác vận hành khác đều thực hiện bằng tay ngay tại thiết bị. Chức năng giám sát trạm cũng chỉ được thực hiện thông qua thiết bị tách biệt, rời rạc, chưa có hệ thống tích hợp thông tin và xử lý cảnh báo chung cho toàn trạm biến áp
Trong khi đó, các trạm được giám sát, điều khiển bằng hệ thống máy tính tích hợp (nhiều trạm 220 kV áp dụng từ năm 2000 đến nay) đã thể hiện rõ ưu thế vượt trội so với kiểu truyền thống, đặc biệt là khả năng thu thập, xử lý và lưu trữ một lượng thông tin rất lớn với mức độ chính xác rất cao. Đồng thời, mở ra khả năng tự động hóa hoàn toàn công tác quản lý vận hành trạm biến áp. Chính vì thế, theo EVN, việc ứng dụng công nghệ máy tính là bước trung gian để xây dựng trạm biến áp 110kv, 220kv và 500kv, ít người trực hoặc không người trực vận hành, đáp ứng bài toán tối ưu hóa cho hệ thống điện.
Nhiều thách thức :
Tuy nhiên, để triển khai dự án trạm biến áp KNT ở Việt Nam có nhiều thách thức. Theo EVN, hệ thống lưới điện cao áp và siêu cao áp của nước ta trải trên diện rộng, các trạm biến áp cách xa nhau là yếu tố không thuận lợi, ảnh hưởng tới khả năng phản ứng nhanh của các đội vận hành thao tác khi áp dụng trạm không người trực. Mặt khác, việc dự kiến thí điểm các trạm không người trực tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng gặp khó khăn do phần lớn các trạm hiện hữu sử dụng hệ thống điều khiển kiểu truyền thống thao tác bằng tay.
Việc cải tạo trạm biến áp 110kv, 220kv và 500kv, chuyển đổi các trạm có người trực truyền thống sang trạm không người trực cũng đòi hỏi phải tính toán chi tiết, phức tạp, chia thành nhiều giai đoạn để tránh phải cắt điện liên tục, dài ngày. Đồng thời, phải đầu tư bổ sung thiết bị giám sát bằng hình ảnh, thiết bị báo cháy tự động, bộ giám sát dầu online cho máy biến áp chính, bộ lọc dầu online cho các bộ điều áp đối với các bộ điều áp chưa có bộ lọc dầu, hệ thống bảo vệ an ninh cho trạm… Đó là chưa kể, hiện Việt Nam vẫn chưa có hệ thống quy trình vận hành, thao tác, quy phạm trang bị điện, tiêu chuẩn thiết kế… cho trạm không người trực.
Nhưng không nản :
Dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng EVN vẫn quyết tâm hướng tới triển khai thực hiện mô hình trạm không người trực tại Việt Nam. Cuối năm 2009, NPT đã tham quan, học tập mô hình trạm biến áp 110kv, 220kv, 500kv không người trực của Công ty Lưới điện Vân Nam, Trung Quốc. Công ty Truyền tải điện 4 đã lắp đặt, thử nghiệm hệ thống Demo Trung tâm điều khiển lưới từ xa đặt tại Công ty. Công ty CP Điện lực Khánh Hòa đang đầu tư Hệ thống thông tin tích hợp vận hành và kinh doanh điện năng. Theo chỉ đạo của EVN, các đơn vị đang chuẩn bị nguồn nhân lực để tiếp nhận, quản lý vận hành, thao tác và xử lý sự cố… tại các Trung tâm điều khiển.
Trong năm 2010 và các năm tiếp theo, EVN dự kiến triển khai một số nhiệm vụ chính như: Thành lập Tổ công tác thường trực để nghiên cứu, biên soạn quy trình quản lý kỹ thuật, vận hành, điều độ hệ thống điện… cho trạm KNT. Tổ chức các khóa đào tạo về mô hình trạm KNT để chuẩn bị nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp quản, vận hành, thao tác xử lý sự cố… tại các trung tâm điều khiển. Trong đó, chú ý việc tham khảo mô hình trạm không người trực của các nước tiên tiến trên thế giới để biên soạn các tiêu chuẩn thiết kế cho trạm không người trực của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1 từ 2 đến 3 năm đầu, Tập đoàn sẽ thực hiện mô hình trạm ít người trực kết hợp thí điểm trạm biến áp 110kv và 220kv không người trực ở các thành phố và trung tâm phụ tải lớn. Sau đó sẽ rút kinh nghiệm để giai đoạn 2 chính thức triển khai các trạm không người trực. Dự kiến từ năm 2012, tại một số khu vực cần thiết, các trạm biến áp đầu tư mới của NPT và các tổng công ty điện lực sẽ xây dựng theo mô hình trạm không người trực.
Tags: quy trình vận hành trạm biến áp 110kv, trạm biến áp 110kv là gì, tìm hiểu về trạm biến áp 110kv, thiết kế trạm biến áp 110kv, hồ sơ thiết kế trạm 110kv, sơ đồ trạm biến áp 110kv, quản lý vận hành trạm biến áp 110kv, google