Những cô thợ điện của “Nhà đèn”

Hình ảnh chú thợ điện vẫn luôn được nghĩ tới đầu tiên về cái nghiệp chính của “Nhà đèn” mà quên mất rằng bên cạnh vẫn có những cô thợ điện theo đúng nghĩa mang ánh sáng đến mọi nhà.

td1
Công việc hàng ngày của những nữ vận hành

Họ là những người vận hành trực tiếp tiếp xúc với thiết bị điện.

Những cô thợ điện làm công việc của nam giới

Đã làm công nhân vận hành thì công việc của một nữ vận hành trạm điện không khác gì công việc của nam giới. Vẫn là vận hành đảm bảo cung cấp dòng điện luôn ổn định, tin cậy, kiểm tra phát hiện báo cáo và xử lý sự cố, tham gia đầy đủ vào công tác vệ sinh công nghiệp hay có mặt khi sự cố, trực mưa bão tại trạm.

Không phải giờ giấc hành chính, nữ vận hành phải tuân theo chế độ ca kíp: ca ngày – ca chiều – ca đêm. Họ sẵn sàng trèo cao vệ sinh thiết bị khi được yêu cầu hay đóng tiếp địa, thao tác đóng cắt thiết bị khi được lệnh. Với bản tính chân yếu tay mềm, công việc này khá nguy hiểm, không hề nhẹ nhàng với phụ nữ.

Chị Ngọc Ánh, vận hành trạm biến áp 110kV Đồng Xuân – Phú Thọ chia sẻ cảm xúc ngày đầu đi làm: “Lần đầu nghe tiếng máy cắt cứ nghĩ sẽ chui vào hầm trốn vì tưởng bom chiến tranh còn sót lại. Rồi hồ quang điện phóng khi thao tác làm mình từng bị khủng hoảng không biết sẽ tiếp tục làm việc với những thiết bị đang mang điện này như thế nào”.

Những khó khăn không phải ai cũng hiểu

Tại các trạm biến áp đang mang điện, người ngoài không thể vào nơi làm việc để tận mắt chứng kiến nên phần đông vẫn mơ hồ với công việc của các nữ làm điện. Cố gắng giải thích rồi cũng chỉ nhận được câu trả lời lơ lửng “Tưởng phụ nữ chỉ ngồi bàn sách, cùng lắm thì đi thu tiền điện”. Có lẽ vậy, thiệt thòi của các nữ vận hành là ít ai có thể hiểu và sẻ chia với đặc thù công việc của nghề mình.

Theo chị Nguyễn Thị Duyên, công nhân vận hành trạm biến áp 110kV Kỳ Anh – Hà Tĩnh, vào dịp tết cổ truyền, chị cũng phải trực bình thường trong khi nhiều ngành nghề được nghỉ. Có người đã không thông cảm còn thêm mắm, bớt muối: “Tết nhất không ở nhà mà lo, lại trốn lên cơ quan trực”.

Còn chị Loan Lê, Công ty Điện lực Nghệ An lại mang tâm sự khác: “Hôm đó Trạm thí nghiệm định kỳ, mọi công việc đều tranh thủ khi toàn trạm được cắt điện. Đến tối rồi mà mọi người còn vắt vẻo trên máy biến áp lau sứ. Trời lạnh đã đành nhưng không lạnh bằng câu nói của anh đồng nghiệp buột miệng khi đứng cạnh “Phụ nữ giờ này là ở nhà chăm con với gia đình, trèo lên đây làm gì. Theo cái nghề này vất vả lắm”.

Nhưng để nói về sự khó khăn nhất với công việc thì những nữ vận hành trtd2

Chị Ngọc Ánh trong 1 lần vệ sinh thiết bị điệnạm điện vẫn nan giải nhất là vấn đề thời gian. Khi công việc ca kíp không phải giờ hành chính như các ngành nghề khác. Chị Lưu Hương Hoa, PC Bắc Giang tâm sự: “Mưa gió đi ca đã đành nhưng ngại nhất là thời gian đi ca buổi tối. Khi người ta bắt đầu ôm con đi ngủ mình lại loay hoay dứt tay ra khỏi con. Đã hôn tạm biệt 5-6 lần mà đứa con vẫn rơm rớm không chịu rời tay mẹ. Rồi thì ca đêm về, các anh con trai

có thể ngủ trọn giấc còn mình lại tiếp tục với bao công việc không tên, nội trợ con cái”.

Vẫn bộ quần áo da cam, những nữ vận hành không điệu đà váy áo, giày dép gì cả. Khoản làm đẹp của chị em cũng không phải rườm rà: Quần áo bảo hộ, tóc cột gọn và đôi dép quai hậu đặc trưng của ngành.

Khi được hỏi tại sao lại chọn công việc nặng nhọc của trực vận hành các chị đều cười trừ. Mỗi người đều có một vài lý do dài dòng nào đó, rồi thì “cũng là cái duyên” để đến với ngành và yêu luôn công việc mình đang làm lúc nào không hay.

Nhiều vất vả, gian truân và cả những hi sinh, các chị, những bông hoa trong ngành điện đang vượt sức cống hiến hết mình vì dòng điện thông suốt.​

Tham khảo: