Ngành điện đông nam á có gì hot

Khu vực Đông Nam Á đang phát triển với tốc độ trung bình 5,1%. Tình trạng này khiến nhu cầu năng lượng trong khu vực tăng lên đáng kể.
2357_3PM_SUN_17022019
Một tháp điện mới được xây dựng trong đường dây tải điện của một nhà máy thủy điện ở quận Pak See, tỉnh Champasak, Lào
ASEAN cần 1,2 nghìn tỷ USD đầu tư cho điện năng đến năm 2040
Khu vực Đông Nam Á đang phát triển với tốc độ trung bình 5,1%. Tình trạng này khiến nhu cầu năng lượng trong khu vực tăng lên đáng kể. Từ năm 2000 – 2016, tăng trưởng kinh tế trong khu vực đã thúc đẩy nhu cầu năng lượng cơ bản tăng đến 70%.
Để giải quyết tình trạng này, chính phủ các nước tại Đông Nam Á đã áp dụng một loạt chính sách để đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Ở quy mô khu vực, Tổ chức mạng lưới điện khối Đông Nam Á (APG) dự kiến sẽ mở rộng thêm lưới điện trên 10 nước thành viên thuộc khối ASEAN.
Việc mở rộng lưới điện thể hiện tầm nhìn vượt qua các rào cản địa lý, giúp tăng cường thương mại năng lượng khu vực và giải quyết vấn đề nhu cầu năng lượng đang ngày càng cao.
Tuy nhiên, việc mở rộng lưới điện khu vực sẽ không thể tiến hành nếu như thiếu nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do đó dự án này sẽ mang lại cơ hội đôi bên cùng có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ các nước trong khu vực.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) chỉ ra khu vực này cần 1,2 nghìn tỷ USD đầu tư từ thời nay đến năm 2040 để hiện đại hóa và mở rộng lưới điện.
Nhiều nước và tổ chức quốc tế quan tâm đến đầu tư điện vào Đông Nam Á
Những nước lớn trong thị trường năng lượng như Trung Quốc, Nhât Bản, các quốc gia Châu Âu, Mỹ cùng một số ngân hàng, tổ chức tài chính cũng bày tỏ quan tâm đến dự án này.
Đối với Trung Quốc, việc đầu tư nhằm để củng cố mối quan hệ kinh tế và chính trị của họ với các nước trong khu vực – nhất là các quốc gia có biên giới giáp với các khu vực phía Nam Trung Quốc.
Kể từ 2003, Trung Quốc đã đầu tư 66 tỷ USD vào ngành sản xuất năng lượng điện tại Đông Nam Á, đại diện cho 48% tổng vốn đầu tư trên toàn cầu.
Mặt khác, kể từ năm 2009, Nhật Bản cũng đã đẩy mạnh các khoản đầu tư với giá trị lên đến 1.5 tỷ USD vào các dự án thủy điện, năng lượng mặt trời cũng như năng lượng gió trong khu vực.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng thể hiện những quan tâm nhất định với việc Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn Quốc đã đầu tư 150 triệu USD vào các dự án năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á kể từ năm 2009 đến 2016.
Chính sách xây dựng miền Nam mới của chính phủ Seoul được khởi xướng từ năm 2017, hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác năng lượng với Đông Nam Á.
Bên ngoài phạm vi Châu Á, tổ chức đầu tư tài chính Hoa Kỳ (OPIC) đã đầu tư hơn 400 triệu USD trong khoảng từ năm 2009 đến 2016 vào các dự án năng lượng tại Đông Nam Á.
Thêm vào đó, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) dự kiến đầu tư 750 triệu USD để tăng cường khả năng sản xuất năng lượng tái tạo cho các thành viên ASEAN.
Tại Châu Âu, những khoản đầu tư chủ yếu đến từ Đức. Tổ chức phát triển quốc tế Đức, Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) luôn là đối tác tích cực của Trung Tâm Năng Lượng ASEAN. GIZ đã hỗ trợ và tài trợ một loạt dự án cải thiện hợp tác năng lượng và kỹ thuật trong khu vực cũng như giữa Đức và các quốc gia Đông Nam Á.
5643_nganh-dien
(Nguồn: The Asean Post, Việt hóa: PN)
Các ngân hàng đa phương như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để triển khai các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực. Hai tổ chức tài chính này đã lần lượt đầu tư hơn 2 tỷ USD và 1 tỷ USD tương ứng vào ngành năng lượng tái tạo Đông Nam Á kể từ năm 2009.
Năng lượng tái tạo
Hầu hết khoản đầu tư từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tập trung vào các dự án năng lượng không tái tạo như than, trong thời điểm các dự án năng lượng tái tạo đang cần được đầu tư cấp thiết, đặc biệt là ngành thủy điện và năng lượng mặt trời.
Tại Indonesia, ba nền kinh tế lớn này đã đầu tư vào 18 dự án than từ năm 2010 đến 2017.
Để tài trợ cho các dự án trên, ba quốc gia này không gặp nhiều khó khăn khi ba ngân hàng hàng đầu của Singapore – DBS Bank, Tập đoàn ngân hàng nước ngoài Trung Quốc (OCBC), và United Overseas Bank (UOB) – đã cung cấp kinh phí cần thiết cho 21 dự án than từ năm 2012 đến 2018. Hơn một nửa dự án này là các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam và Indonesia.
Thực hiện các dự án năng lượng tái tạo thực sự là điều nói dễ hơn làm. Trong đó, khối ASEAN đặt mục tiêu vào năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ đóng góp 23% vào tổng nguồn năng lượng chính của khối này.
Tuy nhiên, dựa trên các chính sách đang được thực hiện và cân nhắc cho tương lai, tỷ lệ năng lượng tái tạo đóng góp vào nguồn năng chính của khối dự kiến chỉ đạt 17% vào năm 2025, để lại một khoảng cách 6% giữa mục tiêu và tỷ lệ thực tế.
Mặt khác, với việc chi phí sản xuất năng lượng tái tạo ngày càng giảm đã khiến những ủng hộ trong việc đầu tư vào các dự án này ngày càng tăng cao.
Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA), chi phí quang điện mặt trời (PV) đã giảm 45% – nhiều nhất trong số các nguồn năng lượng tái tạo khác – từ 3.915 USD / kilowatt (kW) đã giảm xuống còn 2.134 USD / kilowatt (kW) trong thời gian từ năm 2012 đến 2016.
Tương tự chi phí năng lượng gió cũng đã trải qua một đợt giảm chi phí mạnh từ giữa năm 2013 đến 2016, ghi nhận giảm từ 2.627 USD xuống 2.342 USD.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng sẽ là một bài toán nan giải cho các nhà lập pháp cũng như các nhà đầu tư.
Với các khoản đầu tư nước ngoài sinh lợi đang gõ cửa các quốc gia trong khu vực, chính phủ các nước có nhiệm vụ đảm bảo các khoản đầu tư trong biên giới của họ phát triển tương ứng, nhằm mang lại một tương lai xanh chung cho toàn cầu.