Trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam đóng tại địa chỉ số 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội. Tòa nhà EVN hiện nay được xây dựng trên nền cũ của Nhà máy Điện Yên Phụ, trước sảnh chính của tòa nhà EVN là phố Phạm Hồng Thái. Lịch sử nguồn cội tuyến phố mang tên Phạm Hồng Thái là niềm tự hào của những người làm điện Việt Nam.
Từ phong trào đấu tranh của những người công nhân yêu nước
Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, kinh tế Pháp bị khủng hoảng trầm trọng, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa, thẳng tay đàn áp công nhân Việt Nam, tăng giờ làm giảm tiền lương. Đây là yếu tố dẫn đến những cuộc đấu tranh quyết liệt.
Mở đầu là phong trào đấu tranh của công nhân Vinh – Bến Thủy vào tháng 2/1924 là cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy Diêm Bến Thủy (thuộc hãng SIFA), trên 100 công nhân bãi công trong 4 giờ liền. Trong thời gian này công nhân Nhà máy điện SAFI đã tham gia các cuộc bãi công, biểu tình cùng công nhân ngành điện cả nước đòi địa chủ Pháp, chủ xưởng và cai không được đánh đập thợ, đòi tăng lương tối thiểu từ 9 đồng lên 11đồng/tháng, giảm giờ làm xuống 10h/ngày, đòi được cung cấp nước uống trong giờ làm việc. Nổi lên ở phong trào này là công nhân Phạm Hồng Thái, Nhà máy điện SIFA.
Đến sự xuất hiện của một người công nhân dũng cảm
Phạm Hồng Thái sinh năm 1895 tại làng Xuân Nha (nay là xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An). Năm 1916, ông học Trường Kỹ nghệ Hải Phòng. Năm 1919, tốt nghiệp xong, ông làm công nhân ở các nhà máy tại Vinh, trong đó có Nhà máy Điện SIFA (Vinh, Nghệ An). Do ảnh hưởng của phong trào yêu nước đang lan rộng lúc bấy giờ anh cũng một số công nhân ở nhà máy tổ chức đình công để phản đối chế độ bóc lột của chhủ nên ông và nhiều công nhân bị sa thải. Đầu năm 1923 ông ra Hải Phòng xin làm công nhân Nhà máy xi măng và tích cực tham gia phong trào tại đây.
Cuối năm 1923, Phạm Hồng Thái liên lạc với tổ chức yêu nước ở nước ngoài, ông cùng Lê Hồng Phong xuất dương sang Trung Quốc. Tại Quảng Châu, ông được một số thanh niên yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn đón tiếp và kết nạp tổ chức này.
Người thợ điện thắp lên ngọn lửa chiến đấu vì độc lập, tự do
Được tin giữa tháng 6/1924. Toàn quyền Mech – lanh đo công cán ở Nhật, Hương Cảng, Vân Nam ghé qua Quảng Châu thăm tô giới của Pháp. Biết chuyến đi này của Mec Lanh là tìm cách tiêu diệt các tổ chức cách mạng của ta ở nước ngoài, vì vậy Phạm Hồng Thái đã xung phong nhận nhiệm vụ thi hành bản án diệt trừ tên thực dân đầu sỏ. Lê Hồng Phong và Lê Hồng Sơn có nhiệm vụ nhận hỗ trợ.
Khoảng 8h tối ông ném một quả lựu đạn trúng bàn tiệc của tên Pháp Meclanh bị thương nhẹ, 4 tên chết tại chỗ, 10 tên khác bị thương. Hôm sau báo chí Trung Quốc đăng tin về tiếng bom của một thanh niên Việt Nam. Tiếng bom của liệt sỹ Phạm Hồng Thái vang về nước rất nhanh, thúc giục công nhân quê nhà đi vào cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù.
Cũng có nguồn tin khác thuật lại chi tiết hơn: Ngày 19 tháng 6 năm 1924, sau khi viết bảng cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, Phạm Hồng Thái giả dạng ký giả vào Khách Sạn Victory tại tô giới Sa Diện ở Quảng Châu để ám sát toàn quyền Merlin. Merlin thoát chết và Phạm Hồng Thái gieo minh xuống dòng Châu Giang tự tử. Sự kiện này được nêu tên “Tiếng bom Sa Diện” đã làm chấn động thời sự trong vùng.
Tháng 12/1924, từ Liên Xô, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu đã đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện này “Tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã nhóm ngọn lửa chiến đấu”. Cuộc đời của người công nhân trẻ tuổi Phạm Hồng Thái mới chỉ tròn 30 tuổi (1896-1924) nhưng vô cùng ý nghĩa trong lịch sử dân tộc, trong lịch sử của ngành điện Việt Nam thuở ban đầu, bởi “Nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo mùa xuân”.
Xem thêm: