Một số bài toán về máy biến áp và truyền tải điện năng:
Máy biến áp là gì ? Là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp (xoay chiều) và không làm thay đổi tần số của nó.
Máy biến áp và truyền tải điện năng
Bằng cách sử dụng máy biến áp tăng điện áp U trước khi truyền tải đi thì công suất tỏa nhiệt trên đường dây sẽ được hạn chế. Phương án này khả thi hơn vì không tốn kém, và thường được sử dụng trong thực tế.
* Chú ý :
– Công thức tính điện trở của dây dẫn . Trong đó p(Ω.m) là điện trở suất của dây dẫn, ℓ là chiều dài dây, S là tiết diện của dây dẫn.
– Công suất tỏa nhiệt cũng chính là công suất hao phí trên đường dây, phần công suất hữu ích sử dụng được là , Từ đó hiệu suất của quá trình truyền tải là
– Sơ đồ truyền tải điện năng từ A đến B : Tại A sử dụng máy tăng áp để tăng điện áp cần truyền đi. Đến B sử dụng máy hạ áp để làm giảm điện áp xuống phù hợp với nơi cần sử dụng (thường là 220V). khi đó độ giảm điện áp : , với U2A là điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp của máy tăng áp tại A, còn U1B là điện áp ở đầu vào cuộn sơ cấp của máy biến áp tại B.
– Quãng đường truyền tải điện năng đi xa so với nguồn một khoảng là d thì chiều dài dây là ℓ = 2d.
Ứng dụng sơ đồ vào giải toán truyền tải điện năng: Mạch nguồn một pha tạo dòng điện có U, I và P đưa vào máy biến áp thông qua dây dẫn có điện trở R0 và từ đó truyền đến nơi tiêu thụ.
Tags: chuyên đề Máy biến áp và truyền tải điện năng, bài giảng Máy biến áp và truyền tải điện năng, lý thuyết Máy biến áp và truyền tải điện năng, Máy biến áp và truyền tải điện năng đi xa, bài tập máy biến áp và sự truyền tải điện năng